Điều trị Bạch hầu

Điều trị bằng kháng độc tố

Kháng độc tố bạch hầu được điều chế từ huyết thanh ngựa được sử dụng lần đầu tiên ở Hoa Kỳ vào năm 1891. Trước đây kháng độc tố được dùng phòng bệnh cho những người có tiếp xúc với nguồn lây tuy nhiên hiện nay chỉ dùng cho những người mắc bệnh thật sự.

Kháng độc tố không có khả năng trung hòa phần độc tố đã gắn vào tổ chức mà chỉ trung hòa được độc tố lưu hành trong máu và ngăn ngừa bệnh không tiến tiển nặng hơn. Một nguy cơ khi dùng kháng độc tố là khả năng xảy ra sốc phản vệ do đó trước khi dùng kháng độc tố (thường là lượng lớn) cần phải thử test mẩn cảm.

Kháng sinh

Liệu trình kháng sinh thường kéo dài trong 14 ngày. Thuốc thường sùng là Erythromycine uống hoặc tiêm (liều 40 mg/kg/ngày, tối đa 2 g/ngày). Một loại kháng sinh khác cũng thể dùng là Procaine Penicilline G tiêm hằng ngày (liều 300 000 đơn vị/ngày cho trẻ cân nặng từ 10 kg trở xuống và 600 000 đơn vị/ngày cho bệnh nhân cân nặng trên 10 kg).

Bệnh thường không lây sau khi dùng kháng sinh đúng liều 48 giờ. Tuy nhiên sau liệu trình kháng sinh cần cấy lại bệnh phẩm ngay chỗ tổn thương cũ để xác định là đã sạch vi khuẩn hoàn toàn chưa.

Điều trị dự phòng

Những người có tiếp xúc thân mật với nguồn lây như người trong cùng một gia đình thì tùy theo lứa tuổi có thể tiêm nhắc lại mũi vaccine bạch hầu (xem phần phòng bệnh). những người này nhất thiết phải được điều trị bằng kháng sinh. Kháng sinh có thể dùng liều duy nhất bằng benzathine penicilline G (600 000 đơn vị cho trẻ dưới 6 tuổi và 1 200 000 đơn vị cho người trên 6 tuổi. Hoặc có thể dùng kháng sinh erythromycine đường uống trong 6 đến 10 ngày (liều 40 mg/kg/ngày cho trẻ em và 1 g/ngày cho người lớn).

Những người lành mang vi khuẩn (carrier) trong cộng đồng cũng cần được điều trị kháng sinh như trên và phải theo dõi sát. Nên dùng kháng độc tố ngay lập tức khi có những dấu hiệu đầu tiên của bệnh.

Những người có tiếp xúc với bệnh nhân mắc bệnh bạch hầu ở da cũng nên được điều trị bằng kháng sinh như nêu trên. Tuy nhiên nếu chủng bạch hầu này không sinh độc tố thì việc kiểm soát nguồn lây không đặt ra.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bạch hầu http://www.diseasesdatabase.com/ddb3122.htm http://www.emedicine.com/emerg/topic138.htm http://www.emedicine.com/med/topic459.htm http://www.emedicine.com/oph/topic674.htm http://www.emedicine.com/ped/topic596.htm http://www.icd9data.com/getICD9Code.ashx?icd9=032 http://www.cdc.gov/nip/publications/pink/dip.pdf http://www.cdc.gov/vaccines/pubs/pinkbook/dip.html //www.nlm.nih.gov/cgi/mesh/2020/MB_cgi?field=uid&t... http://apps.who.int/classifications/icd10/browse/2...